Tập đoàn Phương Bắc

Máy trạm là một thuật ngữ quen thuộc với người yêu công nghệ. Tuy nhiên, khi được hỏi cấu tạo hay ưu nhược điểm máy trạm Workstation là gì không phải ai cũng biết và hiểu rõ về nó. Nhìn chung, dòng máy này có khá nhiều điểm đặc biệt so với máy PC thông thường.
 

Một điều rất đặc biệt về máy trạm Workstation đó là khả năng tối ưu khi xử lý dữ liệu phức tạp nhanh chóng mà máy tính thường sẽ gặp nhiều khó khăn như các bản vẽ 3D, cơ khí, logic toán học, tạo ảnh động,..​


Do đó máy trạm phục vụ được nhiều người cùng dùng tại 1 thời điểm với hiệu suất cao nhất. Có thể nói, dòng máy trạm này hoạt động ổn định trong thời gian dài và tương thích với các phần mềm nặng như: AutoCAD, Adobe,.. Tuy nhiên giá thành cao, chi phí thay thế, bổ sung thêm linh kiện đắt đỏ. Các bạn sinh viên hoặc mới ra trường khó có thể ở hữu cho mình một con máy trạm mới. Nên workstation cũ giá rẻ có thể là lựa chọn tốt cho các bạn mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Vậy cấu tạo máy trạm workstation như thế nào, mời bạn theo dõi thông tin được chia sẻ dưới đây.
 

Cấu tạo của máy trạm Workstation

1. Bộ vi xử lý CPU

CPU trong máy Workstation thường được sử dụng là Intel Xeon.

CPU Intel Xeon được sản xuất để dành cho máy trạm với độ bền rất cao, hiệu năng siêu mạnh mẽ, có tốc độ truyền tải siêu nhanh và hỗ trợ thêm RAM ECC.​
CPU hãng này đã được các hãng phần mềm nổi tiếng như: AutoDesk, Adobe,…kiểm chứng và đưa ra các nhận xét rất tích cực.

2. Mainboard Workstation

Bên cạnh CPU, Mainboard cũng là một bộ phận quan trọng trong máy trạm Workstation. Tuy nhiên, loại Mainboard dành cho dòng máy trạm có một vài khác biệt so với máy tính thường. Cụ thể:

  • Linh kiện sử dụng là loại cao cấp nhất cho hiệu năng ổn định trong thời gian dài.

  • Sử dụng chipset tốt nhất ở thời điểm sản xuất.

  • Khả năng xử lý đồ họa cực tốt, hỗ trợ nhiều GPU khác nhau.

  • Tích hợp nhiều khe RAM cho phép tăng dung lượng RAM tối đa cho máy.

  • Hỗ trợ các loại ổ cứng như SSD, SATA, SAS.

3. RAM ECC
RAM ECC được coi là loại RAM chuẩn nhất dành cho máy trạm từ khi thiết bị này ra mắt. Có thể nói, loại RAM này cho tốc độ cao và ổn định hơn so với các loại RAM thường với khả năng truy xuất, tự động sửa các lỗi phát sinh một cách nhanh chóng.

4. Ổ cứng Workstation

Máy trạm Workstation hỗ trợ các chuẩn ổ cứng phổ biến hiện nay như: SSD, SAS và SATA. Mỗi loại ổ cứng này có ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó các bạn nên cân nhắc lựa chọn kỹ trước khi mua.
Lưu ý: tốc độ vòng quay tối đa của máy trạm nên đạt mức 7200rpm để khả năng truy xuất dữ liệu được nhanh nhất.

5. Card đồ họa

Máy trạm sử dụng card đồ họa chuyên dụng có khả năng xử lý cao để đem đến hiệu suất cao nhất. Có 4 loại card đồ họa được sử dụng cho máy trạm gồm: Midrange 3D, Professional 2D, High-end 3D và Entry 3D. Mỗi loại có ưu nhược điểm khác nhau. Các bạn có thể cân nhắc trước khi mua và lựa chọn 1 số dòng sản phẩm của ATI FirePro, NVIDIA hay AMD.

Nguồn tổng hợp